Check icon

    Success

    Your request has been successfully submitted.

    Open Left Rail Navigation

    Giới thiệu

    CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÁI NGUYÊN

    Địa chỉ: 31 Hoàng Văn Thụ - TP Thái Nguyên
     
     
     
     
    1. Chức năng, nhiệm vụ Công ty Điện lực Thái Nguyên (PC Thái Nguyên):
     
     
    PC Thái Nguyên là một đơn vị thành viên trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc - Tập đoàn Điện lực Việt Nam, với chức năng nhiệm vụ chính là quản lý vận hành lưới điện và kinh doanh bán điện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
     
    2. Cơ cấu tổ chức:
     
    + Ban Giám đốc Công ty
     
    + Bộ máy quản lý gồm 12 phòng chức năng + 01 ban
     
    + Các đơn vị trực thuộc gồm: 9 Điện lực; 1 Đội quản lý vận hành lưới điện Cao thế Thái Nguyên, 1 Đội sửa chữa điện tổng hợp, 1 Đội hotline.
     
     
    3. Các phần thưởng cao quý đã nhận:
     
     
    + Anh hùng lực lượng vũ trang
     
    + Huân chương Độc lập hạng Nhì
     
    + Huân chương Độc lập hạng Ba
     
    + Huân chương Kháng chiến hạng Nhì
     
    + Huân chương Kháng chiến hạng Ba
     
    + Huân chương Chiến thắng hạng Ba
     
    + Huân chương Lao động hạng Nhất: 2
     
    + Huân chương Lao động hạng Nhì: 3
     
    + Huân chương Lao động hạng Ba: 4
     
    + 10 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
     
    + 12 Cờ thưởng luân lưu của Chủ tịch nước
     
     
    4. Quá trình hình thành và phát triển:
     
    Công ty Điện lực Thái Nguyên, tiền thân là Nhà máy điện Thái Nguyên được thành lập ngày 25/12/1963. Nhà máy gồm có 3 tổ máy phát điện, công suất thiết kế là 24MW. Nhà máy quản lý vận hành 128 km đường dây các loại với 10 trạm/15 máy biến áp, tổng dung lượng 68.120 KVA, chủ yếu phục vụ cho khu Gang Thép Thái Nguyên.
     
    Giai đoạn 1964-1975: Đây là thời kỳ Nhà máy điện Thái Nguyên trải qua nhiều diễn biến phức tạp, vừa xây dựng, vừa sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ và khôi phục Nhà máy. Tuy sản xuất dưới những trận bom, bão đạn của đế Quốc Mỹ nhưng trong thời gian này, Nhà máy đã hòa lưới điện Quốc gia khoảng 1,2 tỷ kWh, vượt kế hoạch đề ra 1,06%.
     
    Giai đoạn 1976-1989: Đây là giai đoạn khắc phục khó khăn, tiếp cận cơ chế mới.
     
    - Thời kỳ này bên cạnh những khó khăn trong khôi phục và sản xuất, Nhà máy càng phát huy tinh thần làm chủ, thông minh sáng tạo. Trong giai đoạn này mỗi năm Nhà máy có tới 50-70 sáng kiến lớn, nhỏ và là đơn vị dẫn đầu trong ngành điện về các phong trào thi đua và được Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đánh giá cao.
     
    - Đến năm 1983, sau 20 năm thành lập, sản lượng điện phát ra đạt 2.212.600 kWh, vượt 6,21% so với kế hoạch được giao. Cũng trong 20 năm, phong trào phát huy sáng kiến đã đạt được 2.026 sáng kiến, giá trị làm lợi 7.418.000 đồng. Lần đầu tiên, sau 20 năm kể từ ngày thành lập, Nhà máy về đích trước kế hoạch 76 ngày. Sự kiện này đánh dấu sự trưởng thành của đội ngũ thợ điện Nhà máy Điện Thái Nguyên.
     
    - Tháng 2/1985, Nhà máy điện Thái Nguyên được đổi tên thành Sở Điện lực Bắc Thái. Nhiệm vụ của Nhà máy lúc này là bên cạnh việc sản xuất ra dòng điện còn có thêm phần truyền tải và phân phối điện năng. Từ đây Nhà máy chính thức bước vào giai đoạn mới - hòa mình cùng công cuộc đổi mới, vươn lên thành một điểm sáng của ngành điện.
     
    Giai đoạn 1989-2003: Giai đoạn ngừng phát điện, phát bù vô công và ngừng phát bù vô công.
     
    - Năm 1989, Bộ Năng lượng quyết định các lò máy của Sở Điện lực Bắc Thái ngừng sản xuất điện. Nhiệm vụ lúc này là quản lý hệ thống đường dây truyền tải, phân phối và kinh doanh theo cơ chế mới của ngành điện đó là phát triển lưới điện, tăng sản lượng điện thương phẩm và giảm tổn thất điện năng. Tháng 4/1997 Sở Điện lực Bắc Thái được đổi tên là Điện lực Thái Nguyên, cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ sau khi chia tách tỉnh.
     
    - Năm 1989, tại thời điểm dừng phát điện chuyển sang hoạt động SXKD theo cơ chế mới, Điện lực Thái Nguyên quản lý vận hành 569,4 km đường dây từ 6 - 110kV; 265 km đường dây 0,4 kV; 127 TBA và 151 MBA. Tổng dung lượng 206.500kVA.
     
    - Năm 1990, điện thương phẩm đạt trên 216 tr.kWh; tỷ lệ tổn thất điện năng 13,7%; doanh thu đạt gần 30 tỷ đồng; số hộ sử dụng điện là 18.751.
     
    - Năm 1992, điện thương phẩm đạt trên 286 tr.kWh; tỷ lệ tổn thất điện năng 13,7%; doanh thu đạt trên 100 tỷ đồng; số hộ sử dụng điện là 23.564.
     
    - Năm 1996, điện thương phẩm đạt trên 393 tr.kWh; tỷ lệ tổn thất điện năng 12,7%; doanh thu đạt trên 224 tỷ đồng; số hộ sử dụng điện là 31.728.
     
    - Đến năm 2003, điện thương phẩm đạt trên 644 tr.kWh; tỷ lệ tổn thất điện năng 6,67%; doanh thu đạt trên 501 tỷ đồng; số hộ sử dụng điện là 80.241.
     
    Trong giai đoạn này, Điện lực đã đầu tư các trạm 110kV, máy biến áp, đường dây trung thế, hạ thế với tổng mức đầu tư 168 tỷ đồng cho 293 hạng mục, công trình. Năm 1995 tranh thủ sự hỗ trợ của Chính phủ Thụy Điển, Điện lực Bắc Thái đã xây dựng lưới điện trung thế 22kV với quy mô 01 TBA 110kV với 01 MBA 25 MVA; 50,6 km đường dây trung thế; 180,3 km đường dây hạ thế; 120 TBA có dung lượng đạt 30.610 kVA.
     
    - Thực hiện đề án chuyển đổi mô hình tổ chức thành lập Công ty mẹ - Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, ngày 14/04/2010 Điện lực Thái Nguyên đổi tên thành Công ty Điện lực Thái Nguyên.
     
    - Từ năm 1999, ngành điện bắt đầu thực hiện chương trình điện khí hóa nông thôn, từng bước đưa lưới điện quốc gia về các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người. Công ty Điện lực Thái Nguyên đã đạt được những thành tích đáng kể, từ chỗ không có xã nào trên địa bàn tỉnh có điện lưới quốc gia năm 1983, 20 năm sau, ngày 8/11/2003, 145/145 xã của tỉnh có điện lưới quốc gia đạt tỷ lệ 100%, về trước kế hoạch 52 ngày theo mục tiêu Nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ Thái Nguyên lần thứ XVI.
     
    - Sau 40 năm xây dựng và trưởng thành (1963-2003), ban đầu chỉ vận hành 128 km đường dây các loại với 10 trạm/15 máy biến áp, tổng dung lượng 68.120 kVA thì đến năm 2003, Điện lực Thái Nguyên đã quản lý và vận hành tổng chiều dài đường dây các loại lên tới 4.500 km; 903/941 máy biến áp, tổng dung lượng 312.611 kVA và 80.241 khách hàng.
     
    Giai đoạn 2004-2008:
     
    Với phương châm ngành Điện phải đi trước một bước để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, do vậy phụ tải công nghiệp tăng 50-70%/năm.
     
    Năm 2004: Điện thương phẩm đạt 754 tr.kWh; tổn thất điện năng 6,28%; Doanh thu đạt 543 tỷ đồng; số khách hàng sử dụng điện 100.677 hộ.
     
    Năm 2008: Điện thương phẩm đạt 1.083 tr.kWh; tổn thất điện năng 4,94%; số khách hàng sử dụng điện 132.739 hộ. Năm 2008, Điện lực Thái Nguyên cán mốc 1 tỉ kWh điện, là một trong số những đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Tổng công ty Điện lực Việt Nam lúc bấy giờ, là đơn vị đi đầu của khu vực miền Bắc.
     
    Từ năm 2004-2008: Điện lực đã đầu tư 246 hạng mục, công trình với tổng mức đầu tư gần 200 tỷ đồng. Nâng tổng số chiều dài đường dây trung thế 1.726 km; 3.419 km đường dây hạ thế. Hoàn thành nâng cấp lưới 6kV lên 22kV khu vực Thành phố Thái Nguyên, xóa bỏ trạm Trung gian Đán; Đóng điện vận hành trạm 110kV Đán…
     
    Giai đoạn từ 2009 đến 2015:
     
    - Đây là giai đoạn mang rất nhiều ý nghĩa quan trọng của PC Thái Nguyên. Thực hiện các nhiệm vụ trong kế hoạch 5 năm theo kỳ đại hội Đảng.
     
    - Giai đoạn này Thái Nguyên đã tích cực đầu tư cơ sở hạ tầng, cải cách hành chính, xúc tiến đầu tư trong đó ưu tiên thu hút các dự án FDI từ các tập đoàn kinh tế, các nhà đầu tư lớn, các doanh nghiệp xuyên quốc gia. Việc đón nhận làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ SamSung và các đơn vị phụ trợ đặt áp lực lớn lên ngành điện về tăng phụ tải. Công ty Điện lực Thái Nguyên huy động tối đa các nguồn lực đầu tư lưới điện hạ áp nông thôn, đầu tư có trọng điểm những dự án lớn như Xây dựng TBA 110kV Quang Sơn 2010, Xây dựng TBA 110KV Yên Bình 1… 
     
    - Thực hiện nghị quyết TW 7 khóa 10 “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” tính đến tháng 9/2009 Công ty Điện lực Thái Nguyên đã tiếp nhận xong lưới điện hạ áp nông thôn 91 xã (về trước kế hoạch 3 tháng), đến tháng 7/2010 đã hoàn thành công tác cải tạo tối thiểu cho 100% lưới điện hạ áp nông thôn các xã.
     
    - 5 năm liên tục từ 2009-2013, Công ty liên tục là đơn vị hoàn thành xuất sắc toàn diện các chỉ tiêu SXKD. Năm 2013 cũng là năm PC Thái Nguyên tròn 50 tuổi. 50 năm xây dựng và trưởng thành, PC Thái Nguyên đã góp phần đắc lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an sinh xã hội tỉnh Thái Nguyên và cho sự phát triển bền vững của ngành điện. Các thế hệ cán bộ, công nhân viên đã kế tiếp nhau viết nên trang sử truyền thống tốt đẹp và hào hùng, xứng đáng với những phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước trao tặng: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; Huân chương độc lập hạng nhì; hạng ba; Huân chương lao động Nhất, nhì, ba; huân chương chiến công và nhiều phần thưởng cao quý khác.
     
    Giai đoạn 2016-2021: Tiếp tục phát triển đổi mới, ứng dụng CNTT, chuyển đổi số.
     
    - Đây là giai đoạn Công ty Điện lực Thái Nguyên đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng quản lý, điều hành lưới điện; chú trọng an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
     
    - Điện thương phẩm toàn tỉnh cả nhiệm kỳ thực hiện 21.091 tr.kWh, tăng trưởng bình quân đạt 10,5%/năm.
     
    - Từng bước xây dựng lưới điện thông minh với 01 Trung tâm điều khiển xa đi vào hoạt động, hiện 100% (13/13) TBA 110kV điều khiển xa, không người trực.
     
    - Công ty đã đầu tư lưới điện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên với tổng số 208 dự án. nâng cao năng lực và hiện đại hóa lưới điện, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương. Cung cấp điện cho các khu công nghiệp trọng điểm (KCN Yên Bình, Điềm Thụy, Sông Công, Đại Từ…và cấp điện cho các hộ nông thôn miền núi vùng sâu, vùng xa của các khu vực trong tỉnh, các thôn bản chưa có điện. Đặc biệt trong đầu nhiệm kỳ ngành điện đã tích cực đầu tư xóa trắng 14 thôn bản chưa có điện lưới quốc gia thuộc huyện Đồng Hỷ.
     
    - Năm 2020-2021, Công ty Điện lực Thái Nguyên thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong thực hiện mục tiêu kép theo phương châm: “Vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế”, thực hiện hàng loạt các giải pháp trên mọi mặt nhằm ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, vận hành lưới điện. Từ đó hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ đặt ra.
     
    - Mặc dù gặp nhiều khó khăn và thách thức, nhưng với truyền thống của Đảng bộ luôn đoàn kết, đổi mới, sáng tạo; quyết liệt trong chỉ đạo điều hành Công ty đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao. Kết quả: các nhóm chỉ tiêu đều đạt và vượt so với Nghị quyết Đại hội khóa XXII đề ra.
     
    5. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu năm 2022: Thực hiện chủ đề “Thích ứng an toàn, linh hoạt và hiệu quả”
     
     * Kinh doanh điện năng:
     
    Năm 2022, sản lượng điện thương phẩm thực hiện 5.372,25 Tr.kWh, tăng 1,53% so với cùng kỳ năm 2021 (đạt 5.291,10 tr.kWh).  
     
    Tổn thất điện năng lũy kế năm 2022 toàn Công ty thực hiện là 2,95%, giảm 0,17% so với thực hiện cùng kỳ 2021 (3,12%); 
     
    - Giá bán lũy kế năm 2022 đạt 1.710,74 đ/kWh, tăng 11,15 đ/kWh so với cùng kỳ 2021. Tăng 0,14 đ/kWh so với KH giao của NPC (KH giao NPC 17.10,6). Giá bán điện bình quân lũy kế tăng so với cùng kỳ ở tất cả các thành phần, trong đó giá bán của thành phần TNDV tăng 84,95 đ/kWh, tiếp theo là thành phần HĐK tăng 60,83 đ/kWh, QLTD tăng 8,34 đ/kWh, CNXD tăng đ/kWh 3,25 đ/kWh. ……..
     
     
     
    Tỷ lệ hóa đơn thu không dùng tiền mặt qua TK Ngân hàng và các ví điện tử là: 343.491/ 393.537 hóa đơn thu được trong tháng 12/2022, Đạt tỷ lệ là: 87,3%; vượt 4,42% kế hoạch năm tổng công ty giao (82,88%);
     
    - Tỷ lệ tiền điện thanh toán không dùng tiền mặt so với tổng số tiền thu được trong năm là: 9.291,236/9.556,918 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 97,22.
     
    - Số lượng thay thế công tơ định kỳ năm 2022: 40.555 công tơ, trong đó: 39.508 công tơ 1 pha đạt 106% kế hoạch năm và 1.047 công tơ 3 pha đạt 103% kế hoạch năm (công tơ 1 pha vượt so với kế hoạch năm là điện lực TP Thái Nguyên những trạm thay công tơ điện tử định kỳ đơn vị thực hiện thay thế các công tơ chưa cùng chủng loại để đồng bộ đo xa. Công tơ 3 pha vượt so với kế hoạch là do có các công tơ xuất tuyến đầu nguồn hết pin gồm có Điện lực Phú Lương, Phổ Yên, Sông Công, TP Thái Nguyên nên các đơn vị đã thực hiện thay thế định kỳ).
     
    - Số lượng thay thế, kiểm định định kỳ CT, VT: 1.992 quả CT đạt 100% kế hoạch năm và 60 quả VT đạt 100% kế hoạch năm.
     
    - Tính đến 31/12/2022 toàn Công ty không có tình trạng phương tiện đo vận hành trên lưới quá hạn kiểm định.
     
    * Công tác xây dựng nông thôn mới và quản lý điện nông thôn:
     
     Trong toàn tỉnh có 128 xã, số xã có điện lưới quốc gia là 128/128 đạt 100%;
     
    - Tổng số hộ dân nông thôn có điện lưới quốc gia trong toàn tỉnh là:  217.845/217.853 đạt tỷ lệ 99,99% (đến nay chỉ còn huyện huyện Định Hóa còn 8 hộ dân nông thôn chưa có điện lưới quốc gia);
     
    - Tổng số thôn có điện lưới quốc gia trong toàn tỉnh là 1.682/ 1.682 đạt tỷ lệ 100%;
     
    * Công tác kỹ thuật vận hành:
     
    PC Thái Nguyên quản lý và vận hành 15 TBA 110kV, 37 MBA 110kV với tổng công suất đặt 2.012MVA (bao gồm cả tài sản của ngành điện và của khách hàng); 28 đường dây và 02 nhánh rẽ 110kV với tổng chiều dài là 329,87km; Tổng chiều dài đường dây trung thế là 2.873,2km, 3.760 TBA và 3.902 MBA với tổng công suất đặt 1.686.900kVA. Tổn thất điện năng PC Thái Nguyên thực hiện là 3,1%, thấp hơn 0,02% so với kế hoạch năm 2022 và thấp hơn 0,3% với cùng kỳ 2021 (3,4%). Không còn TBA có tỷ lệ TTĐN >10%.
     
    * Công tác ĐTXD: 
     
    Công tác ĐTXD năm 2022 đã cơ bản hoàn thành kế hoạch Tổng công ty giao, các dự án nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, chống quá tải lưới điện và một số dự án mạch vòng, xuất tuyến hoàn thành đóng điện trong năm góp phần hết sức quan trọng trong chống quá tải cho lưới điện và cấp điện cho các phụ tải quan trọng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, giữ vững an ninh, chính trị tại địa phương và đời sống an sinh xã hội.
     
    Năm 2022 Công ty được giao quản lý 34 danh mục trong đó:
     
    + Dự án chuyển tiếp từ năm 2021 thực hiện 11 dự án
     
    + Dự án giao năm 2022 thực hiện 21 dự án.  
     
    + Dự án 110kv thực hiện 01 dự án.
     
    + Dự án vốn ODA thực hiện 01 dự án.          
     
     Lũy kế đến 31/12 năm 2022 đã thực hiện khởi công 18/19 dự án đạt tỷ lệ 94.74%, Số dự án đóng điện 12/12 dự án thực hiện đạt 100% kế hoạch, thực hiện quyết toán các dự án giao năm 2022 14/14 dự án, giá trị giải ngân thực hiện 136,291 tỷ đồng, lũy kế thực hiện giải ngân 41 dự án  giá trị 337,29 tỷ đồng.
     
    Các phòng ban chức năng:
     
    1. Văn phòng (P1): Tham mưu giúp Giám đốc Công ty quản lý, điều hành công tác văn thư, lưu trữ, văn phòng điện tử; công tác 5S văn phòng; công tác tổng hợp, hành chính, quản trị, lễ tân, quản lý trang thiết bị văn phòng, quản lý điều hành phương tiện phục vụ sản xuất kinh doanh của PCTN và công tác truyền thông.
     
    2. Phòng Kế hoạch và Vật tư (P2): Tham mưu tổng hợp giúp Ban Giám đốc Công ty về công tác kế hoạch, tổ chức thực hiện toàn bộ kế hoạch SXKD, SCL, SCTX, , tiếp nhận lưới điện, quản lý cấp phát vật tư phục vụ cho hoạt động SXKD của PCTN..
     
    3. Phòng Tổ chức & Nhân sự (P3): Tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức bộ máy quản lý; Công tác cán bộ; Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; Công tác lao động, tiền lương; Các chế độ BHXH, BHYT, BHTN; Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe người lao động; Công tác văn hóa doanh nghiệp và xây dựng cơ quan văn hóa; Công tác chấm điểm KPIs, VSTBPN trong PCTN.
     
    4. Phòng Kỹ thuật (P4): Tham mưu giúp Giám đốc Công ty quản lý, điều hành công tác kỹ thuật, vận hành và sửa chữa hệ thống lưới điện, sáng kiến cải tiến kỹ thuật và hợp lý hóa trong SXKD; Công tác khoa học công nghệ và môi trường; Công tác 5S lưới điện của PCTN.
     
    5. Phòng Tài chính Kế toán (P5): Tham mưu giúp Giám đốc quản lý, điều hành công tác kinh tế tài chính, hạch toán kế toán của PCTN theo quy định của Nhà nước và phân cấp của ngành.
     
    6. Phòng Kiểm tra, giám sát mua bán điện (P6): Tham mưu giúp Giám đốc Công ty trong việc quản lý, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát hoạt động mua, bán điện, công tác kiểm toán năng lượng thuộc phạm vi quản lý của PCTN.
     
    7. Phòng Điều độ (P7): Tham mưu giúp Giám đốc Công ty thực hiện chức năng chỉ huy, điều khiển, quản lý, điều hành công tác điều độ, điều khiển giám sát xa các TBA 110kV không người trực, có người trực trên hệ thống điện địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo quy trình, quy phạm và phân cấp.
     
    8. Phòng Quản lý đầu tư (P8): Tham mưu cho Giám đốc trong công tác thẩm tra, thẩm định, trình duyệt các dự án đầu tư trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công; Quản lý công tác lập, thẩm tra, thẩm định trình duyệt dự toán trong đầu tư xây dựng, sửa chữa lớn, sản xuất kinh doanh, sản xuất khác của Công ty quản lý theo phân cấp ủy quyền của EVNNPC; Kiểm tra, đánh giá hiệu quả đầu tư các dự án; tham gia thực hiện thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành.
     
    9. Phòng Kinh doanh (P9): Tham mưu giúp Giám đốc Công ty quản lý, điều hành công tác kinh doanh điện năng và điện nông thôn, dịch vụ khách hàng và công tác SXKD khác.
     
    10. Phòng Viễn thông & Công nghệ thông tin (P10): Tham mưu giúp Giám đốc Công ty về công tác CNTT&VTDR; nghiên cứu ứng dụng các giải pháp CNTT&VTDR phục vụ SXKD và khai thác quản lý vận hành hạ tầng CNTT&VTDR thuộc phạm vi quản lý của PCTN; Công tác thông tin tuyên truyền.
     
    11. Phòng An toàn (P11): Tham mưu giúp Giám đốc quản lý, điều hành công tác an toàn - vệ sinh lao động; PCCC&CNCH và PCTT&TKCN, BVHLATLĐCA, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt an toàn trong PCTN.
     
    12. Phòng Thanh tra, Bảo vệ và Pháp chế (P12): Tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong việc quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác thanh tra, kiểm tra; xử lý, giải quyết các đơn thư khiếu nại tố cáo; công tác pháp chế và những vấn đề có liên quan đến hoạt động của PCTN; bảo vệ quyền và lợi ích pháp lý của PCTN, công tác ISO, công tác Cải cách hành chính; công tác phòng chống tham nhũng; công tác thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, công tác an ninh quốc phòng, công tác bảo vệ an ninh trật tự, bảo vệ nội bộ, bảo vệ tài sản.
     
    13. Ban quản lý dự án: Tổ chức quản lý và thực hiện: các dự án ĐTXD/công trình nguồn điện và/hoặc lưới điện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hoặc địa bàn khác do PCTN được giao làm chủ đầu tư và/hoặc được giao quản lý A; Các dự án VT&CNTT, kiến trúc, phương tiện vận tải,…; Tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát các công trình/dự án do PCTN ký hợp đồng tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát với các chủ đầu tư/chủ công trình; Các hạng mục/công trình thuộc nguồn vốn SXKD, SCL, khắc phục thiệt hại tài sản cố định theo các quy định hiện hành của Nhà nước, EVN, EVNNPC.