Cuộc “Cách mạng 4.0”, hay còn gọi là “Cách mạng công nghiệp 4.0”, cuộc cách mạng này sẽ trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý. Nắm bắt cơ hội này ngành điện lực Thái Nguyên đã có nhiều cải tiến trong việc quản lý số điện, giá điện, hóa đơn… với kỳ vọng cuộc cách mạng 4.0 sẽ tạo nên bước đột phá của ngành điện tỉnh này. Xung quanh vấn đề này, PV Dân Việt đã có cuộc PV ông Đình Hoàng Dương – Giám đốc Công ty Điện lực Thái Nguyên.
Đ/c Đinh Hoàng Dương - Bí thư Đảng ủy - Giám đốc PC Thái Nguyên tại lễ đóng điện TBA không người trực 110kV Đại Từ
Xin ông cho biết, để thực hiện tốt cuộc cách mạng 4.0, Công ty Điện lực Thái Nguyên đã triển khai như thế nào thưa ông?
Đây là một cuộc cách mạng lớn, đang có sự lam tỏa khắp thế giới và Việt Nam, cũng như ngành điện Thái Nguyên không thể đứng ngoài cuộc. Để đón đầu cuộc cánh mạng công nghiệp 4.0, PC Thái Nguyên đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, thiết thực nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an toàn trong tình hình mới.
Cụ thể, trong năm 2017, PC Thái nguyên đã từng bước hoàn thiện việc sử dụng hiệu quả hệ thống SCADA trong điều độ vận hành hệ thống điện, Xây dựng TTĐKX (Trung tâm điều khiển xa) để thực hiện tự động hóa TBA không người trực được 8/16 TBA (Trạm 110kV Lưu Xá, Phú Lương, Gang Thép, Quang Sơn, Yên bình 1, Yên Bình 2, trạm 110kV Phú Bình và trạm 110kV Yên Bình 3, Đại Từ) nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện.
Triển khai lưới điện thông minh bằng sử dụng cáp quang nội bộ và thiết kế phần mềm chung, kết nối thêm 35 điểm MC Recloser đưa về phòng điều độ để điều khiển và giám sát. Lắp đặt 80 bộ cảnh báo sự cố kết nối và truyền tín hiệu thông tin vận hành về Trung tâm điều khiển và nhắn tin tới số điện thoại của các lãnh đạo qua giao thức tiên tiến hiện hành…
Việc đảm bảo và duy trì lưới điện thường xuyên là rất quan trọng, đặc biệt là trong những ngày, tháng cao điểm, vậy PC Thái Nguyên đã triển khai như thế nào để lưới điện luôn thông suốt?
PC Thái Nguyên đã phối hợp triển khai trung tâm điều khiển từ xa 110kV trên phần mềm SCADA DMS nhằm điều chỉnh điện áp giờ cao điểm chính xác, kịp thời góp phần giảm tổn thất trên lưới điện trung thế….Triển khai lắp đặt hệ thống giám sát từ xa của trạm trung gian 35kV, nhằm duy trì ổn định việc giám sát thông số, theo dõi chế độ vận hành, giảm bớt người quản lý trực tiếp tại trạm.
Tại Công ty Điện lực Thái Nguyên, ngoài hệ thống đường dây trung, hạ áp, PC Thái Nguyên quản lý vận hành gần 700km cáp quang và một hệ thống mạng LAN, WAN kết nối tốc độ 1Gb, với 543 máy tính được cài đặt Windows bản quyền.
Thực hiện trang bị các trang dụng cụ công nghệ để áp dụng công nghệ sửa chữa đường dây trung thế đang mang điện (sửa chữa nóng Hotline, rửa cách điện hotline).
Vậy, việc ứng dụng công nghệ số trong đo đếm, thanh toán tiền điện được người dân đánh giá như thế nào, hiệu quả ra sao, thưa ông?
PC Thái Nguyên cũng đã triển khai việc ứng dụng công nghệ đo đếm thông minh. Sử dụng công nghệ công tơ đọc dữ liệu, thu nhận dữ liệu từ xa; nghiên cứu sự tham gia của khách hàng vào điều khiển nhu cầu phụ tải (Demand Response) và sự gia tăng của các thiết bị vận tải chạy điện.
Việc lắp đặt công tơ điện tử nhận được sự đồng thuận của khách hàng vì mang lại nhiều lợi ích dễ phát hiện xảy ra rò điện tại các thiết bị sử dụng lâu năm, chất lượng cách điện bị suy giảm, qua đó ngăn ngừa tai nạn điện trong nhà khách hàng; dễ dàng giám sát được chỉ số và điện năng, hoàn toàn bảo đảm chính xác và minh bạch. Đối với đơn vị kinh doanh điện năng, đồng hồ đo đếm điện tử đo xa giúp bảo đảm an toàn cho người lao động; thu thập được dữ liệu sử dụng điện của khách hàng, từ đó có kế hoạch đầu tư phù hợp, hiệu quả trong cấp điện; tránh sai sót trong khâu ghi và nhập chỉ số.
Cụ thể, trong thời gian quan PC Thái Nguyên đã lắp đặt được bao nhiêu công tơ mới cho khách hàng (KH).
Năm 2017, Công ty đã lắp đặt thêm 20.000 công tơ điện tử 1 pha có tính năng truyền số liệu đo đếm từ xa đưa tổng số công tơ có tính năng này được lắp đặt lên 70.000 chiếc; Lắp đặt 1.760 công tơ điện tử 3 pha có tính năng truyền số liệu từ xa cho tổng các trạm biến áp công cộng, qua đó theo dõi được tình trạng vận hành của từng trạm biến áp để có biện pháp kịp thời khi có tình trạng quá tải, lệch pha. Công ty đang phấn đấu nhân rộng lắp đặt công tơ điện tử cho khách hàng sau TBA.
Công ty đã áp dụng phát hành hóa đơn điện tử, thu nộp tiền điện bằng hình thức quẹt thẻ từ tại các quầy thu và thực hiện chấm nợ online đối với tất cả khách hàng nộp tiền điện bằng tiền mặt. Đẩy mạnh thu tiền điện qua ngân hàng, qua ATM, thu hộ tiền điện…Lũy kế đến tháng 11.2017, tỷ lệ khách hàng đã đăng ký thanh toán qua ngân hàng và tổ chức trung gian là: 83.533 KH đạt 23,93% tổng số khách hàng.
Sử dụng máy tính bảng kiểm tra tiền điện, ghi chỉ số và phát triển khách hàng mới giúp cho việc tìm kiếm khách hàng nhanh chóng, giảm sai sót, thống kê nhanh chóng. Đặc biệt sử dụng máy tính bảng để để lắp đặt hệ thống đo xa công tơ điện tử của những khách hàng có sản lượng lớn, các trạm biến áp công cộng, đã góp phần quan trọng trong việc theo dõi sản lượng, giám sát điện năng tiêu thụ, cảnh báo, phát hiện kịp thời các trường hợp bất thường trong quản lý kỹ thuật chống tổn thất điện năng, cũng như thống kê và lập kế hoạch cung ứng điện hàng năm…
Có thể nói ứng dụng KHCN đã góp phần bảo đảm cung cấp đủ điện, an toàn, nâng cao năng suất lao động cũng như hiệu quả đầu tư kinh doanh, bảo vệ môi trường. Trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng, các chỉ tiêu về thời gian mất điện, tần suất mất điện, thời gian giải quyết cấp điện mới… đã giảm đáng kể.
Theo: Báo Dân Việt