Check icon

    Success

    Your request has been successfully submitted.

    Open Left Rail Navigation

    Bóng đèn compact chứa thủy ngân: Có gây độc hại ?

    28/05/2013 08:47

    Trong thành phần của các loại bóng đèn compact đều chứa một hàm lượng nhỏ thủy ngân nhất định. Nhiều người lo sợ khi dùng bóng đèn này có thể gây độc hại cho sức khỏe? Thực hư thế nào và phải xử lý làm sao nếu bóng đèn bị vỡ?

     

    Không độc hại trong điều kiện bình thường

    Đèn compact thực chất là một biến thể của đèn huỳnh quang ống dài (đèn tuýp) với cơ chế hoạt động: Dòng điện đi qua đèn sẽ kích thích thủy ngân phát ra tia tử ngoại. Tia tử ngoại sẽ kích thích bột huỳnh quang tráng ở thành ống để phát ra ánh sáng nhìn thấy được.

    Ông Đỗ Hữu Hậu – Tổng giám đốc bóng đèn OSRAM Việt Nam cho biết:  Mỗi bóng đèn compact có chứa một lượng rất nhỏ thủy ngân tùy vào kích thước, công nghệ sản xuất, thương hiệu của đèn. Lượng thủy ngân này hầu như vô hại trong điều kiện bình thường. Trong trường hợp đèn bị vỡ, hoặc đèn đã qua sử dụng không được xử lý đúng cách, hơi thủy ngân thoát ra có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiếp xúc trực tiếp hoặc hít phải.

    Bóng đèn cũ hỏng cần bỏ vào túi và cho vào thùng rác phân loại     Ảnh minh họa

    Theo ông Hồ Quỳnh Hưng - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Bóng đèn Điện Quang: Công nghệ sản xuất bóng đèn từ trước đến giờ là sử dụng thủy ngân dạng lỏng nên hàm lượng thủy ngân nhiều gây ra những ảnh hưởng không mong muốn khi bị vỡ. Với Điện Quang, những năm gần đây, Công ty đã chuyển sang công nghệ dùng Amalgam (thủy ngân dạng rắn) thay cho thủy ngân dạng lỏng, nhờ vậy, có thể hạn chế được tối đa những tác hại này, đồng thời có thể thu gom và tái chế sản phẩm một cách dễ dàng.

    Trong quá trình xử lý bóng đèn hỏng, những bộ phận có thể tái chế gồm: Vỏ thủy tinh, hạt Amalgam, đuôi đèn… Tuy nhiên, chỉ có đơn vị có trách nhiệm mới được phép thu gom, tái chế. Người sử dụng không được tự ý đập vỡ bóng đèn hay tùy tiện xử lý nhằm tránh nguy cơ phát tán thủy ngân ra ngoài môi trường.

    Xử lý khi bóng đèn bị vỡ

    - Mở cửa phòng cho thoáng khí.

    - Dọn dẹp các mảnh vỡ bằng găng tay cao su.

    - Dùng khăn giấy ướt để thấm bụi và lau sạch vùng xung quanh.

    - Nếu sử dụng máy hút bụi thì phải thay ngay túi hút bụi sau khi hút xong.

    - Cho tất cả các mảnh vỡ, găng tay, khăn giấy, túi hút sau khi sử dụng vào túi nhựa và bọc kín 2 lớp rồi mới cho vào thùng rác.

    Theo TCĐL chuyên đề Thế giới điện