Check icon

    Success

    Your request has been successfully submitted.

    Open Left Rail Navigation

    Hướng dẫn khách hàng phối hợp với Công ty Điện lực Thái Nguyên kiểm tra, giám sát hoạt động của các công tơ đo đếm điện năng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

    14/05/2020 15:28

    Để đảm bảo tính minh bạch trong đo đếm, mua - bán điện năng, đồng thời cùng có sự kiểm tra từ khách hàng, Công ty Điện lực Thái Nguyên cung cấp cho khách hàng có nhìn nhận tổng quan về đo đếm bán điện trên lưới điện Thái Nguyên và cách đọc chỉ số, kiểm tra hoạt động của công tơ điện tử 1 pha hoặc 3 pha một biểu giá như sau.

    1/ Tổng quan về công tơ điện tử 1 pha và 3 pha một biểu giá:

    Hiện nay có rất nhiều nhà sản xuất cung cấp nhiều loại công tơ  điện tử đo đếm. Các giao diện về thông số điện năng được thể hiện trên màn hình LCD trên mặt công tơ. Công tơ này ngoài chức năng đo đếm điện năng tác dụng thì còn thể hiện được các thông số về phụ tải (dòng điện, điện áp, cosφ,  theo thời gian thực, các cảnh báo không bình thường như có sự can thiệp làm sai khác chế độ làm việc chuẩn của công tơ để trộm cắp điện, lưu được một số sự kiện bất thường, truyền dữ liệu về thông số ghi nhận (Đặc biệt là điện năng sử dụng) đến máy đọc chỉ số cầm tay (HHU, MTB) hoặc máy tính trong hệ thống quản lý. Một số công tơ còn ghi nhận được điện năng vô công, biểu giá theo thời gian thực (Giờ bình thường, Giờ cao điểm, giờ thấp điểm), định kỳ thời điểm chốt chỉ số điện năng (Theo cài đặt của nhà quản lý - vận hành), Pmax, Pmin trong quá trình sử dụng, sơ đồ vec tơ dòng, áp, ghi nhận và lưu trữ các sự kiện bất thường xảy ra trước đó trong quá trình vận hành theo thời gian thực…

    2/ Các biệp pháp kiểm tra đối chiếu cơ bản sự làm việc của công tơ và chỉ số điện năng ghi nhận được như sau:

    - Đọc và kiểm tra chỉ số điện năng tiêu thụ (khách hàng sử dụng): Lũy kế điện năng sử dụng được thể hiện chính xác và được hiển thị trên màn hình LCD của công tơ.

    - Vậy làm sao để biết được việc ghi chỉ số và điện năng sử dụng tháng này có đúng hay không?

    + Trước hết nói về cách đọc chỉ số đối với các loại công tơ điện tử 1 pha điển hình  trên lưới điện tỉnh Thái Nguyên và cách đọc chỉ số điện năng được minh họa dưới đây:

    * Một số kiểu - loại công tơ điện tử 1 pha do Công ty Cổ phần Quản lý năng lượng thông minh - Việt Nam  sản xuất

    - Công tơ  Psmart – kiểu SF80P-20 – Hằng số:  Xung(Imp)/kWh =1200;

    - Công tơ Psmart – kiểu SF80P-21 - Hằng số: xung (Imp)/kWh =1200:

    Ở kiểu công tơ này thì mục 1 vẫn giống như loại trên, tức là: Hiển thị chỉ số điện năng đến hiện tại (kWh). Ở kiểu công tơ này không có mục hiển thị chỉ số điện năng của lần ghi tháng gần nhất (mục 7)

    * Một số kiểu - loại  công tơ điện tử 1 pha do Công ty TNHH Thiết bị điện (GELEX)  sản xuất:

    - Kiểu công tơ 1 pha 3 biểu giá: CE -14 - loại có hằng số công tơ (Imp)/kWh = 1000:

    - Kiểu công tơ 1 pha một biểu giá: CE -14 G và CE – 18G - loại có hằng số công tơ (Imp)/kWh = 1000:

    * Một số kiểu - loại  công tơ điện tử 1 pha 1 biểu giá và 3 pha một biểu giá do HỮU HỒNG xuất sứ Trung Quốc.

    - Kiểu công tơ 1 pha 1 biểu giá: DDS26D - loại có hằng số công tơ xung(Imp)/kWh = 1600:

    - Kiểu công tơ 3 pha 1 biểu giá: DTS27 - loại có hằng số công tơ xung(Imp)/kWh = 400; = 1200; = 3200:

    3/ Kiểm tra sự làm việc của công tơ:

    Các kiểu loại công tơ trên có chức năng cơ bản là đo đếm và ghi nhận  điện năng sử dụng, tuy cách hiển thị chỉ số điện năng, thông số phụ tải lưới điện (dòng điện, điện áp,..), cảnh báo lỗi ….ở mỗi  kiểu  loại  có  đôi chút  khác nhau ở phần mục hiển thị (menu) xong nguyên tắc kiểm tra sự làm việc chính xác hay không thì các kiểu loại có giống nhau đó là dựa vào hằng số công tơ được thể hiện bằng số lần chớp sáng của đèn báo xung (Imp)/1kWh. Từ đó ta kiểm tra độ chính xác của công tơ như sau:

    * Kiểm tra định tính: Khi phụ tải phía sau công tơ đang hoạt động (Có sử dụng điện) thì đèn báo xung chớp sáng, số lần chớp sáng trên một khoảng thời gian phụ thuộc tải lớn hay nhỏ. Khi phụ tải không sử dụng thì theo dõi sẽ thấy đèn báo xung không chớp sáng;

    - Kiểm tra định lượng bằng cách kiểm tra thử tải: Dưới đây là ví dụ về thử tải kiểm tra sự làm việc của công tơ trên;

    - Phương pháp nữa là khi có tải thì trên màn hình công tơ có ghi nhận dòng, công suất, điện năng. Đối với công tơ 3 pha thì thử tải pha nào công tơ cũng ghi nhận dòng, công suất ở pha đó. Đồng thời ghi nhận điện năng. Mức ghi nhận phụ thuộc thời gian thử tải, công suất thiết bị dùng để thử tải, dòng điện, công suất, điện năng ghi nhận tỉ lệ thuận với độ lớn của tải dung để thử.

    Bạn cần nhìn vào thông số xung/kWh trên mặt trước công tơ:

    Các loại công tơ 1 pha và 3 pha nói trên có hằng số công tơ lần lượt là: 400, 1000, 1200, 1600, 3200 xung/kWh. Các công khác nhau về hằng số công tơ sẽ có tốc độ chạy khác nhau khi sử dụng cùng 1 tải để thử

    * Cách kiểm tra công tơ bằng phương pháp thử tải kết hợp đếm xung:

    Bước 1:

    - Tắt tất cả các thiết bị điện, tắt luôn AB (Áp tô mát) chính ngay tại hộp công tơ (Như hình dưới). Kết quả là làm việc chính xác thì đèn báo xung sẽ không chớp sáng.

    Nếu thử tải và theo dõi thấy đèn báo xung không chớp sáng thì công tơ đã bị hỏng (trừ trường hợp đèn này bị hỏng nhưng điện năng sử dụng vẫn ghi nhận đầy đủ giá trị thực tế).

    Bước 2:

    Cắt hết tất cả các thiết bị điện trong nhà, sau đó sử dụng một bóng đèn sợi đốt 200W hoặc 100W, cắm vào cho bóng sáng trong suốt thời gian thử tải. Bấm giây đồng hồ quan sát  số lần đếm xung (Lưu ý: dung bóng 200 W hoặc 100 W thì kết quả sẽ khác nhau), cụ thể  theo các bảng đối chiếu 1 và 2 dưới đây:

    1/Bảng đối chiếu thời gian để đạt số lần phát xung trên công tơ khi thử tải bằng  phương pháp dùng bóng điện sợi đốt 220 V - công suất 200W:

    2/ Bảng đối chiếu thời gian để đạt số lần phát xung trên công tơ khi thử tải bằng  phương pháp dùng bóng điện sợi đốt 220 V - công suất 100W

    Tùy loại công tơ có số xung /kWh lớn hay nhỏ mà ta chọn thời gian để đèn báo xung báo sang 1 hay 2 vòng hoặc 5 lần. Do người quan sát và theo dõi đồng hồ bấm giây thường bị sai số với thực tế nên càng chọn theo dõi số lần xung phát sáng, thời gian dài thì càng đạt được độ chính xác hơn.

    Bước 3:

    So sánh kết quả quan sát được với bảng trên:

    + Nếu thời gian mất nhiều hơn bảng trên để đèn báo xung chớp sáng thì công tơ chạy chậm;

    + Nếu thời gian mất ít hơn bảng trên thì bảng trên để đèn báo xung chớp sáng thì công tơ chạy nhanh.

    * Lưu ý:

    - Đây là phép kiểm tra thuộc độ chính xác mắt người quan sát, độ chuẩn của công suất ghi trên bóng điện… nên kết quả chỉ tương đối. Vì vậy nếu  sai khác thời gian >15% trở lên hoặc < 15%  trở xuống thì mới sơ bộ đánh giá công tơ chạy không chính xác.

    - Đối với công tơ 3 pha 3 phần tử đo đếm thì để kiểm tra sơ bộ nhanh nên thử tải cả 3 pha pha đã biết được có pha nào bị hỏng phần tử đo đếm không.

    * Cách kiểm tra công tơ bằng phương pháp thử tải so sánh với dòng điện ghi nhận trên công tơ

    Bước 1:

    - Tắt tất cả các thiết bị điện, tắt luôn AB (Áp tô mát) chính ngay tại hộp công tơ. Kết quả là làm việc chính xác thì Công tơ ghi nhận dòng bằng không.

    Bước 2:

    Cắt hết tất cả các thiết bị điện trong nhà, sau đó sử dụng một bóng đèn sợi đốt 100W hoặc 200W hoặc 300W, cắm vào cho bóng sáng trong suốt thời gian thử tải. Bấm giây đồng hồ quan sát số lần đếm xung (Lưu ý: dung bóng 100W hoặc 200W hoặc 300W thì kết quả sẽ khác nhau), cụ thể theo các bảng đối chiếu dưới đây:

    Bảng đối chiếu dòng điện công tơ ghi nhân khi thử tải bằng  phương pháp dùng bóng điện sợi đốt 220 V - công suất 100W;   200W; 300W

     * Lưu ý:

    - Đây là phép kiểm tra thuộc độ chính xác, độ chuẩn của công suất ghi trên bóng điện, điện áp lưới điện tại thời điểm  kiểm tra… nên kết quả chỉ tương đối. Kết quả chỉ đúng tuyệt đối như bảng trên khi điện áp lưới đo tại công tơ =220V, công suất bóng đèn thực tế chuẩn như ghi trên bóng.

    Trên đây cách đọc chỉ số điện năng trên công tơ, đồng thời  là phép kiểm tra cơ bản và đơn giản nhất để sơ bộ xác định các loại công tơ điện tử 1 pha, 3 pha 1 biểu giá hoạt động có chính xác không. Sang phần sau sẽ gửi đến khách hàng cách đọc chỉ số và kiểm tra đối với công tơ điện tử 3 pha 3 biểu giá.

    Rất mong  khách hàng có thể tự kiểm đọc số, kiểm tra hiệu quả được quá trình hoạt động của công tơ bán điện cho nhà mình. Nếu chưa rõ hoặc có ý kiến đóng góp xin hãy vui lòng liên hệ với Tổng đài chăm sóc khách hàng số: 19006769.

      

    CÁC BẠN CÓ NHU CẦU TÌM HIỂU SÂU HƠN VỀ CÔNG TƠ ĐIỆN TỬ 1 PHA...CÓ THỂ THAM KHẢO TÀI LIỆU SAU ĐÂY:

    1. Đặc trưng của Công tơ điện tử 1 pha:

    • Là thiết bị dùng linh kiện điện tử, nên không gây ma sát và các sai sót do các phần tử cơ khí gây ra.
    • Độ nhạy cao;
    • Công suất tiêu thụ thấp;
    • Độ ổn định nhiệt cao
    • Chịu dòng quá tải lớn, chịu điện áp cao
    • Khả năng cách điện lớn.
    • Đo đếm điện năng tác dụng theo 2 chiều giao/nhận và điện năng phản kháng theo 4 góc phần tư, tích lũy vào các thanh ghi riêng biệt.
    • Tích hợp các tính năng cảnh báo như rò rỉ đất, đảo ngược cực tính,…;ngăn ngừa các trường hợp gian lận điện năng như can thiệp từ trường bên ngoài, mở nắp đầu dây và vỏ công tơ, đấu nối sai sơ đồ.
    • Khả năng chịu ảnh hưởng của điện từ trường, của nhiễu bên ngoài cao
    • Tuổi thọ cao.
    • Đọc chỉ số công tơ từ xa bằng sóng vô tuyến và lưu trữ vào bộ nhớ không bay hơi trong vòng 40 năm (tùy chọn).
    • Pin dự phòng cho phép hiển thị và đọc chỉ số RF khi mất điện (tùy chọn)
    • Hỗ trợ kết nối bên ngoài với hệ thống đo đếm từ xa (tùy chọn)
    • Tích hợp các chức năng cảnh báo lỗi và ngăn ngừa 38 kiểu gian lận điện (tùy chọn)
    • Tích hợp công nghệ RF-SPIDER, sẵn sàng cho việc thu thập dữ liệu công tơ tự động (tùy chọn).

    2. Thông số kỹ thuật:


     

    3. Tích hợp sẵn công nghệ đọc chỉ số công tơ từ xa qua sóng vô tuyến (RF):

    - Tích hợp công nghệ RF-SPIDER (MESH), thực hiện thu thập dữ liệu công tơ hoàn toàn tự động. Số liệu ghi điện được cập nhật tự động vào Cơ sở dữ liệu khách hàng, loại bỏ được sai sót trong quá trình nhập liệu bằng tay, giúp cải thiện quy trình kinh doanh điện năng.
     - Ngoài ra, có thể sử dụng thiết bị cầm tay (Handheld Unit) để ghi chỉ số công tơ và in giấy báo tiền điện mà không cần phải trèo trụ hay vào nhà khách hàng, cải thiện khâu giao tiếp khách hàng.

    * Cách đọc chỉ số công tơ điện tử 1 pha DDS26D:

    Đầu tiên mọi người hãy nhìn vào màn hình của công tơ điện tử 1 pha dưới đây:

     

    Có khá nhiều chi tiết trên mặt công tơ điện tuy nhiên chúng ta những người có mặt ở đây chỉ quan tâm một điều duy nhất đó chính là dãy số hiển thị số kWh  mà chúng ta hoặc ai đó đã tiêu thụ và tập trung vào một nơi duy nhất đó là màn hình hiển thị LCD phía trên. 

    Ở màn hình này chúng ta thấy có 2 dãy hiển thị nhưng chỉ cần nhìn dãy bên dưới nơi có chữ kWh hiển thị còn dãy khác chúng ta cũng bỏ qua luôn. Vậy dẫy số đang hiển thị là bao nhiêu 128.6 kWh. Ta thấy có một mạch chấm ở giữa. Số bên trái là nơi hiển thị kWh và số bên phải là hàng đơn vị 1/10 của kWh. Chính vì thế khi đọc chúng ta sẽ bỏ đi những số đằng sau dấu chấm và chỉ đọc các con số hiển thị đằng trước dấu chấm mà thôi ví dụ như sau:

    Với hình trên chúng ta có dẫy số hiện thị là 000033.8 kWh, và chỉ số điện của đồng hồ này là 33 kWh và 8 chỉ là số hàng đơn vị chúng ta sẽ bỏ qua không đọc. Từ đây rút ra cho tất cả cách đọc chỉ số công tơ điện 1 pha 2 dây điện tử hoặc cơ như sau. Nếu dãy số hiển thị có các chữ số khác màu so với các số còn lại thì chúng ta bỏ đi chỉ lấy các số phía trước đó là chỉ số điện tiêu thụ, hoặc các chữ số bị ngăn cách nhau bằng dấu chấm, phẩy thì chúng ta bỏ các chữ số bên phải dấu phẩy, chấm đi và chỉ đọc các chữ số phía bên trái là chỉ số điện năng tiêu thụ . 

    * Đối với công tơ điện tử 1 pha SP80C-21

    Bộ số chỉ thị đến đơn vị 1/10 kWh. Đơn vị diện năng là kWh. Số chữ số mà LCD hiển thị là bày chữ số trong đó có 6 chữ số thể hiện phần chẵn và 1 chữ số thể hiện phần lẻ. Chữ số cao 9 mm, rộng 5 mm, nét l mm. Các phần tử số có thề hiến thị các số từ “0” đến “9”.

    Màn hình công tơ có thế hiến thị theo kiểu cuộn tự động lần lượt các thông số như: Điện năng (kWh), số 1D công tơ, điện áp, dòng điện và mã lỗi (nếu xảy ra lỗi).

    Giá trị thanh ghi điện năng được lưu vào bộ nhớ không bay hơi, số liệu này hoàn toàn không bị mất khi mất điện cung cấp cho công tơ.

    Nội dung hiển thị mặc định trong công tơ. Sau khi được cấp nguồn, công tơ sẽ khởi dộng trong 5 giây, khi đã ổn định, công tơ sẽ hiển thị các thông số ở chế độ hiển thị cuộn tự dộng

    Các thông số hiển thị theo thứ tự lần lượt như bảng sau:

     * Cách đọc công tơ điện 1 pha cơ khí:

    Ý nghĩa các thông số: 220V là điện áp định mức của công tơ, 10(40)A: Dòng điện định mức của công tơ là 10A. Có thể sử dụng quá tải đến 40A mà vẫn đảm bảo độ chính xác. Nếu sử dụng quá 40A thì công tơ chạy không đảm bảo chính xác và có thể hỏng. Các dòng điện 5(20)A, 20(80)A, 40(120)A cũng tương tự. 450 vòng/kWh: Đĩa công tơ quay 450 vòng thì được 1 kWh. 900 vòng/kWh, 225 vòng/kWh cũng tương tự, 50Hz: Tần số lưới điện.

    Cách đọc chỉ số công tơ 1 pha:

    Công tơ 1 pha có 6 chữ số. 5 chữ số màu đen và 1 chữ số cuối cùng màu đỏ. Chữ số màu đỏ có giá trị 1/10kWh. Còn các chữ số màu đen ghép lại có giá trị từ 00000 -> 99999kWh. Giả sử dãy số là 234567 thì giá trị cần đọc là 23456.7kWh. Thông thường ta chỉ đọc là 23456kWh, bỏ qua phần thập phân (sau dấu . ).

    Phương pháp kiểm tra công tơ điện loại 1 pha cơ khí đang được dùng phổ biến hiện nay: Tham khảo tại đây

    * Đối với công tơ điện 2 chiều là thiết bị không thể thiếu sau khi lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời

     Khác với các loại đồng hồ điện chuyền thống, đồng hồ công tơ điện 2 chiều là loại đồng hồ điện tử, thể hiện các chỉ số bằng mã khá phức tạp. Nếu không phải người trong ngành, khi mới tiếp xúc rất khó để hiểu được trên màn hình đang biểu thị những thông số nào, làm sao để đọc được chỉ số mình cần biết,... Hoặc thậm chí nhiều khách hàng sau khi được EVN lắp đặt đồng hồ 2 chiều và ký kết hợp đồng mua bán điện cũng không thể chủ động đọc các chỉ số trên đồng hồ mà chỉ đợi nhân viên của điện lực hàng tháng tới ghi lại các chỉ số. Hãy cùng NES Solar tìn hiểu trong bài viết này để có thể tự tin chủ động đọc hiểu đồng hồ công tơ điện 2 chiều.

    Góc phía trên, bên trái (vòng tròn đỏ) của đồng hồ công tơ điện 2 chiều có một dòng số nhỏ thay đổi liên tục, ta dựa vào những mã này để đọc các chỉ số cần thiết. Hàng số lớn bên dưới là chỉ số cần đọc (mũi tên xanh). 

    👉 Ý nghĩa của các mã:

    1.8.0 => Tổng số kWh   mà mình đã sử dụng từ lưới điện EVN.

    1.8.1 => Số kWh   mình đã sử dụng từ lưới điện EVN khung giờ bình thường.

    1.8.2 => Số kWh   mình đã sử dụng từ lưới điện EVN khung giờ thấp điểm.

    1.8.3 => Số kWh   mình đã sử dụng từ lưới điện EVN khung giờ cao điểm.

    *** 3.8.0 => Công suất vô công mà mình đã sử dụng từ lưới điện EVN

    2.8.0 => Tổng số kWh   mà điện mặt trời đã phát lên điện lưới EVN

    2.8.1 => Số kWh   điện mặt trời đã phát lên điện lưới EVN khung giờ bình thường.

    2.8.2 => Số kWh   điện mặt trời đã phát lên điện lưới EVN khung giờ thấp điểm.

    2.8.3 => Số kWh   điện mặt trời đã phát lên điện lưới EVN khung giờ cao điểm.

    *** 4.8.0 => Công suất vô công điện mặt trời đã phát lên lưới điện EVN. 

     👉 Các khung giờ sử dụng điện:

    1. Giờ bình thường:

    Các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy

    - Từ 4h00 đến 9h30 (kéo dài 5h30p);

    - Từ 11h30 đến 17h00 (kéo dài 5h30p);

    - Từ 20h00 đến 22h00 (kéo dài 02 giờ);

    Ngày Chủ nhật

    Từ 04h00 đến 22h00 (kéo dài 18 giờ);

    2. Giờ cao điểm:

    Các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy

    - Từ 09h30 đến 11h30 (kéo dài 02 giờ);

    - Từ 17h00 đến 20h00 (kéo dài 03 giờ);

    Ngày Chủ nhật: không có giờ cao điểm.

    3. Giờ thấp điểm:

    Tất cả các ngày trong tuần: từ 22h00 đến 04h00 sáng ngày hôm sau (kéo dài 06 giờ).

    Bên cạnh đó cũng có một số loại đồng hồ công điện 2 chiều không sử dụng mã, các chỉ số cũng được thể hiện tương tự như vậy nhưng các mã đã được chuyển thành tiếng việt không dấu nên rất dễ theo dõi.

    Nguyễn Hoàng Trung, Ngô Văn Thụ - Phòng kiểm tra giám sát mua bán điện - PC Thái Nguyên